Kế hoạch hỗ trợ lao động nông thôn học nghề năm 2020

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: Số 914/QĐ-UBND ngày 31/5/2011 về việc phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020; số 2868/QĐ-UBND ngày 11/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2020, ngày 21/02/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND hỗ trợ lao động nông thôn học nghề năm 2020.

1. Ngành nghề đào tạo

1.1. Lĩnh vực nông nghiệp

Tiếp tục đào tạo kỹ thuật các nghề nông nghiệp truyền thống: Trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản,... nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

- Mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và nhu cầu của người lao động như: Kỹ thuật trồng nấm; kỹ thuật trồng hoa; kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi,...

1.2.  Lĩnh vực phi nông nghiệp

- Nhóm nghề kỹ thuật công nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động:  May công nghiệp, điện dân dụng, gia công cơ khí,…

Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông sản, nghiệp vụ nhà hàng, lễ tân,…

2. Đối tượng đào tạo

Là lao động nông thôn có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hưng Yên, trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề, chưa hưởng chính sách hỗ trợ học nghề, chưa có việc làm. Đối tượng đào tạo gồm 3 nhóm:

 - Nhóm 1: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định; lao động nữ bị mất việc làm.

- Nhóm 2: Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định.

- Nhóm 3: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác trong độ tuổi lao động.

3. Đơn vị thực hiện

Là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực, điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn được lựa chọn và ký hợp đồng theo quy định.

4. Công tác truyền thông, giám sát

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác truyền thông: Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng; in tài liệu tuyên truyền về công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn;

- Công tác kiểm tra, giám sát: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Kế hoạch, tham mưu, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nội dung chi tiết : KH 22

Văn phòng Sở