23/07/2018 | lượt xem: 1 Hưng Yên sẽ hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng Hưng Yên sẽ hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng Vừa qua, tại kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thôi việc theo nguyện vọng. Chính sách này nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho những người hưởng chính sách sau khi nghỉ việc có thêm một khoản kinh phí ổn định cuộc sống. 2 năm, tinh giản 126 người Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP đối với 126 người. Gần 90% trong số này là cán bộ cấp xã và ngành giáo dục đào tạo. Trong đó, năm 2016 tinh giản biên chế 22 người, năm 2017 là 104 người. Tổng số kinh phí thực hiện tinh giản biên chế trên 10 tỷ đồng. Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết Dù vậy, thời gian qua, kết quả thực hiện tinh giản biên chế của tỉnh còn chậm, tỷ lệ đạt được còn thấp so với mục tiêu của tỉnh giai đoạn 2015 – 2021. Dự kiến từ nay đến năm 2021, toàn tỉnh thực hiện tinh giản 2807 người. Trong đó, cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện cắt giảm 208 người; viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập cắt giảm 2258 người; cán bộ, công chức cấp xã tinh giản 341 người. Việc thực hiện cắt giảm biên chế của tỉnh những năm qua chủ yếu là các đối tượng nghỉ hưu đúng tuổi theo quy định của pháp luật hoặc chuyển công tác. Trong khi đó, nhiều cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng thôi việc và được hưởng chế độ chính sách quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP nhưng do không bảo đảm yêu cầu về đối tượng, điều kiện tinh giản biên chế nên không áp dụng được chính sách nêu trên, phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tinh giản biên chế. Hiện nay, bên cạnh việc thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Hưng Yên cũng đang thực hiện chính sách thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ/CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Mặc dù chính sách thôi việc tự nguyện đối với cán bộ, công chức, viên chức được triển khai thực hiện nhiều năm nay, nhưng số lượng công chức, viên chức xin thôi việc theo chính sách này hàng năm rất ít. Chỉ trung bình từ 3-5 người/năm, chủ yếu do hoàn cảnh gia đình hoặc chuyển sang khu vực tư nhân. Ngoài ra, do chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức viên chức thôi việc theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 29/2012/NĐ/CP thấp, đặc biệt đối với những người có thời gian công tác chưa nhiều. Mức trợ cấp này thấp hơn nhiều so với mức trợ cấp thôi việc theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP… Mức hỗ trợ tối đa là 150 triệu đồng/người. Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, góp phần thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chương trình hành động của tỉnh trong lĩnh vực này, thì việc ban hành chính sách về hỗ trợ công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tự nguyện thôi việc là phù hợp và cần thiết. Có 5 nhóm đối tượng áp dụng theo Nghị quyết này. Cụ thể gồm, công chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cấp xã; Viên chức trong chỉ tiêu biên chế sự nghiệp và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị -xã hội từ tỉnh đến cấp huyện; Người làm việc trong các hội có tính chất đặc thù được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động…; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cấp huyện và các hội có tính chất đặc thù được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo số lượng người làm việc quy định tại Nghị định số 68/NĐ-CP…; Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Nghị quyết được áp dụng trong quá trình các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, 5 nhóm đối tượng nói trên có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. Về mức hỗ trợ, đối tượng thôi việc theo nguyện vọng quy định tại nghị quyết, ngoài được hưởng các chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật còn được tỉnh hỗ trợ 1 lần với mức 500.000 đồng/1 tháng làm việc có đóng BHXH (kể cả thời gian làm việc ngoài tỉnh hoặc ở ngoài ngành, lĩnh vực khác, trước thời gian làm việc hiện tại ở tỉnh Hưng Yên), mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/người. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 1.9.2018 đến 31.12.2021. Nghị quyết này được được kỳ vọng sẽ góp phần động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho những người hưởng chính sách sau khi nghỉ việc có thêm một khoản kinh phí để bảo đảm ổn định cuộc sống. baohungyen.vn
Tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Quy định về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Triển khai Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động