Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Thực hiện Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngày 23/9/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch số 3734/KH-SLĐTBXH triển khai thực hiện Đề án trên với một số nội dung:

Về mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu cải thiện điểm số của từng chỉ tiêu thành phần trong bộ chỉ số "đào tạo lao động" tiến tới điểm chỉ số "đào tạo lao động" nằm trong top 20 toàn quốc trước năm 2023 và top 15 toàn quốc trước năm 2025;

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Tuyển sinh 300.000 lượt người ở cả 03 cấp trình độ, chú trọng đào tạo lao động trình độ cao; đến hết năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 71%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 30%.

+ Tạo việc làm cho 120.000 lao động.

- Giai đoạn 2021- 2030:

+ Tuyển sinh khoảng 600.000 lượt người ở cả 03 cấp trình độ, chú trọng đào tạo lao động trình độ cao; đến hết năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 76%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 35%.

+ Tạo việc làm cho 245.000 lao động.

Về giải pháp thực hiện

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm thay đổi nhận thức, tư duy người dân về giáo dục nghề nghiệp; quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp; tăng cường vai trò của Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể chính trị - xã hội các Cơ quan, Ban, Ngành, Địa phương từ tỉnh đến cơ sở trong việc lãnh đạo tổ chức, thực hiện.

2. Tham mưu ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm ưu đãi hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt đối với các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng giải pháp cụ thể nhằm tăng cường kết nối các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ học sinh - sinh viên học nghề, khởi nghiệp sau khi được đào tạo nghề.

3. Chú trọng công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp, xây dựng và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề chất lượng cao, có hiệu quả. phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng lao động, tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; tiếp tục phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, bảo đảm gắn kết nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong hoạt động Giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả lương cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật; gắn kết Nhà trường với Doanh nghiệp theo hướng đào tạo nghề phải theo nhu cầu sử dụng, theo đơn đặt hàng của Doanh nghiệp, gắn với chất lượng, với nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu lao động, tạo việc làm bền vững, đảm bảo an sinh xã hội; đào tạo nghề gắn với giáo dục ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cho người học.

5. Khuyến khích xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tự đào tạo nghề cho người lao động và phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đào tạo và giới thiệu việc làm. Gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, Hiệp hội, Hợp tác xã trong hoạt động đào tạo nghề.

6. Áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đào tạo nhân lực và dịch vụ giới thiệu việc làm. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm; thực hiện ký kết hợp đồng cung ứng lao động với doanh nghiệp; thông tin việc làm cho người lao động. Thường xuyên khảo sát nhu cầu cần tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động qua nhiều kênh khác nhau, đa dạng hình thức, mở thêm các phiên giao dịch việc làm cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, thu thập thông tin về thị trường lao động ở các địa phương để làm cơ sở dự nguồn, hỗ trợ tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.

7. Tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh, gọn, hiệu quả; ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả; sáp nhập, hoặc giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ; từng bước sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; chuyển đổi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp theo lộ trình.

8. Tập trung đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và bố trí nguồn lực để chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; đổi mới, tiếp nhận chương trình đào tạo theo hướng hiện đại tiên tiến, đặc biệt ưu tiên công nghệ thông tin trong giảng dạy và đào tạo. của tỉnh;n;; phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở ; hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội, đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau".

9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định, đánh giá chất lượng công tác đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót; đề xuất các chế độ, chính sách chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.

Nội dung chi tiết: KH 3734

Ban biên tập Cổng TTĐT Sở

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
87 người đang online