Kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2020

Đăng ngày 13 - 05 - 2020
100%

Thực hiện Kết luận số 05-KL/TU ngày 18/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XVII về Chương trình dạy nghề, việc làm, giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 29/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2017-2020, ngày 10/2/2020,Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND về triển khai thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2020. Kế hoạch gồm các nội dung:

1. Tuyển sinh và đào tạo

1.1. Tuyển sinh theo các cấp trình độ

Năm 2020, tuyển sinh 46.500 người, ưu tiên tuyển sinh hệ trung cấp, cao đẳng, liên thông lên đại học; tuyển sinh đa dạng ngành, nghề và lĩnh vực đào tạo, phát huy các nghề thế mạnh và nghề trọng điểm, cụ thể:

- Trình độ cao đẳng là 2.500 người.

- Trình độ trung cấp là 3.800 người.

- Trình độ cơ cấp, dưới 3 tháng là 40.200 người.

1.2. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tuyển sinh khoảng 44.000 lao động nông thôn, chiếm tỷ lệ 95% tổng số tuyển sinh; trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 1.250 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án 1956, cụ thể:

- Lĩnh vực nông nghiệp: 500 lao động với các nghề kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật...

- Lĩnh vực phi nông nghiệp và dịch vụ: 750 lao động với các nghề may công nghiệp, điện, cơ khí...

1.3. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên

- Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua thẻ cho khoảng 200 đến 500 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo Thoogn tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ.

- Ngành nghề đào tạo được xác định theo nhu cầu người học và năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

1.4. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Bồi dưỡng kỹ năng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 500 đến 1.000 lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư số 32/2018/TT-LĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện bồi dưỡng kỹ năng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng theo quy định, chất lượng đào tạo phải đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

2. Nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0

2.1. Hoàn thiện, triển khai hệ thống cơ chế pháp lý

- Ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh trung học phổ thông; triển khai có trách nhiệm và hiệu quả công tác đào tạo đối tượng 9+ vừa học văn hóa vừa học nghề.

- Hướng dẫn việc triển khai, thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Ban hành cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích xã hội hóa hoạt động giáo dục nghề nghiệp; các chính sách về vay vốn học nghề, tạo việc làm, khởi nghiệp và xuất khẩu lao động.  

2.2. Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

- Hình thành mạng lưới có đủ năng lực đào tạo nhân lực ở các cấp trình độ trong giáo dục nghề nghiệp với quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.3. Tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

- Dự kiến năm 2020 triển khai thí điểm 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ về phát triển chương trình, tuyển sinh, đào tạo và hợp tác doanh nghiệp.

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập xây dựng kế hoạch, đề án tự chủ theo lộ trình, trong đó ưu tiên tự chủ về tài chính, nhân sự, phát triển chương trình, tuyển sinh, hợp tác doanh nghiệp và quản lý chiến lược, tạo môi trường hoạt động linh hoạt, giúp cơ sở giáo dục nghề nghiệp kịp thời đáp ứng những thách thức và nắm bắt cơ hội mới, chủ động triển khai nhiều sáng kiến nhằm cải thiện các chương trình đào tạo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

2.4. Nâng cao năng lực đào tạo

- Tiếp tục thực hiện đầu tư nâng cao năng lực đào tạo cho 04 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 06 nghề được lựa chọn là ngành, nghề trọng điểm.

- Cấp phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề mới, có nhu cầu cao, ưu tiên các nghề mũi nhọn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng, công nghệ thông tin, dịch vụ thương mại,... ở trình độ cao đẳng, trung cấp.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 100 lượt nhà giáo giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo và sử dụng lao động.

- Bổ sung nội dung đào tạo kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp, an toàn vệ sinh lao động,... vào chương trình đào tạo; ưu tiên tối đa việc thực hành nghề, thực tập trong doanh nghiệp trong chương trình đào tạo.

- Hướng dẫn đơn vị thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Tuyên truyền, tư vấn, phổ biến phát luật về giáo dục nghề nghiệp   - Tổ chức “Ngày hội tư vấn tuyển sinh học nghề và giới thiệu việc làm năm 2020” có sự tham gia của Cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Người học - Doanh nghiệp. Tổ chức các đợt tham quan, trải nghiệm tại doanh nghiệp cho học sinh cấp học phổ thông để định hướng học nghề, lập nghiệp.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về giáo dục nghề nghiệp, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trao đổi, cung cấp nhu cầu về lao động, về đào tạo. Định hướng đào tạo từ cung sang cầu theo thị trường lao động, nhất là đào tạo lao động chất lượng cao.

- Phối hợp Đài phát thanh - Truyền hình Hưng Yên; Báo Hưng Yên truyên truyền bằng nhiều hình thức, phương pháp, cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới.

4. Hoạt động kiểm tra, giám sát

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các quy định về giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở, tổ chức từ 02 đến 05 đợt thanh tra, kiểm tra, trong đó, tập trung kiểm tra công tác kiểm định và tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại 04 trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp để biểu dương, khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt và chấn chỉnh, xử lý với những đơn vị vi phạm các quy định về giáo dục nghề nghiệp.

5. Hoạt động tổ chức, tham gia Hội giảng, Hội thi

- Thành lập đoàn tham gia Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2020 với 06 thí sinh tham gia thi ở 06 nghề.

- Tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2020, dự kiến có sự tham gia của 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh với khoảng 50 nhà giáo tại các nhóm ngành, nghề khác nhau.

Nội dung chi tiết KH 19

Tin mới nhất

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp(11/10/2023 9:51 SA)

Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh năm 2023(10/10/2023 9:44 SA)

Khai mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh năm 2023(06/10/2023 1:59 CH)

Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới năm 2023(14/07/2023 2:19 CH)

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về Giáo dục nghề nghiệp(18/05/2023 2:08 CH)

°
111 người đang online