Tình hình thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Giai đoạn vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời tham mưu Tỉnh ủy ban hành 01 Nghị quyết, 02 kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 11 kế hoạch các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần cơ cấu lại ngành dịch vụ, phát triển khu vực dịch vụ. Đồng thời, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần cơ cấu lại ngành dịch vụ, phát triển khu vực dịch vụ.

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu

- Giai đoạn 2016-2020, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp 253.480 lượt người, trong đó:

+ Tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp 25.703 lượt người.

+ Tuyển sinh trình độ sơ cấp, ngắn hạn và chuyển giao khoa học kỹ thuật 227.777 lượt người.

Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trong giai đoạn này đạt 92%.

Đến hết năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%.

- Giai đoạn 2021-2024, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp 230.393 lượt người, trong đó:

+ Tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp 21.004 lượt người.

+ Tuyển sinh trình độ sơ cấp, ngắn hạn và chuyển giao khoa học kỹ thuật 209.389 lượt người.

Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trong giai đoạn này đạt trên 92%.

Đến hết năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 34%.

2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn 2021-2024

a) Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước

Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thường xuyên được kiện toàn, tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quan tâm củng cố, bổ sung biên chế, kiện toàn bộ máy, tổ chức.

Hiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tham mưu ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ học phí trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, từ năm 2021 đến nay, đã tổ chức 04 đợt kiểm tra về việc thực hiện pháp luật giáo dục nghề nghiệp, công tác liên kết đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Qua các đó, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai sót, khuyết điểm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khẩn trương, nghiêm túc khắc phục những hạn chế đã chỉ ra, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b) Việc hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Về số lượng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (17 cơ sở công lập, 10 cơ sở tư thục), gồm 10 trường cao đẳng (trong đó: 03 trường thuộc tỉnh đang trong giai đoạn tổ chức sáp nhập, 03 trường trực thuộc các bộ, ngành Trung ương, 04 trường tư thục; có 02 trường chưa tổ chức việc đào tạo trên địa bàn tỉnh), 06 trường trung cấp (trong đó: 01 trường thuộc tỉnh là Trường Trung cấp Giao thông vận tải Hưng Yên đã được giao quyền tự chủ toàn phần, 05 trường tư thục), 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp.

Số ngành, nghề đào tạo: Hiện có 77 ngành, nghề ở các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, ngắn hạn và chuyển giao khoa học kỹ thuật; trong đó có 23 nghề trọng điểm (01 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế; 02 nghề trọng điểm cấp độ Asean; 20 nghề trọng điểm  cấp độ quốc gia).

Quy mô đào tạo: Tổng quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh (gồm cả đào tạo ngắn hạn) là trên 60.000 người/năm, trong đó: Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp (có cấp bằng cấp, chứng chỉ) hiện tại là 25.490 học sinh/năm (Cao đẳng 3.355 sinh viên/năm; trung cấp 6.005 học sinh/năm; sơ cấp 16.130 học sinh/năm), còn lại là đào tạo ngắn hạn.

Giai đoạn vừa qua, công tác hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng thực hiện. Năm 2021 có 34 cơ sở, hiện nay còn 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Giải thể hoặc đưa ra khỏi mạng lưới 08 cơ sở không đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thành lập mới 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tham gia xây dựng Đề án sáp nhập 03 trường Trường Cao đẳng Cộng đồng Hưng Yên, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu, Cao đẳng Y tế Hưng Yên thành Trường Cao đẳng Hưng Yên.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 trường trung cấp tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn lại cũng đang trong lộ trình thực hiện tự chủ.

c) Về nâng chất lượng, hiệu quả, hiệu xuất đào tạo, chuẩn háo, hiện đại hóa  cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo:

Tổng diện tích đất dành cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 810.546 m2, diện tích xây dựng là 289.254 m2 với 896 phòng học, xưởng thực hành, thí nghiệm có tổng diện tích 76.675 m2; 26 thư viện với tổng diện tích 3.806 m2; 15 khu ký túc xá với tổng diện tích 29.645 m2.

Trang thiết bị đào tạo của 77 ngành, nghề đã được cấp phép đào tạo được đầu tư theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và nội dung, chương trình đào tạo, cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ cho công tác đào tạo.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều có diện tích, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đào tạo cơ bản đáp ứng theo quy định. Tuy nhiên, tại một sốcơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất chỉ đảm bảo nhu cầucơ bản như giảng đường, xưởng thực hành, phòng học lý thuyết; các công trình phụ trợ như thư viện, căng tin, ký túc xá, sân bãi tập thể dục, thể thao chỉ được đầu tư tại một sốtrường cao đẳng, trung cấp(chủ yếu tại các trường công lập);một số thiết bị đào tạo đã xuống cấp hoặc lạc hậu.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 276 cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, trong đó, trình độ trên đại học 187 người (chiếm tỷ lệ 67,75%), trình độ đại học 85 người (chiếm tỷ lệ 30,80%), trình độ cao đẳng, trung cấp 04 người (chiếm tỷ lệ 1,45%).

Số lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là 1.263 người, trong đó, trình độ trên đại học 443 người (chiếm tỷ lệ 35,08%), trình độ đại học 592 người (chiếm tỷ lệ 46,87%), trình độ cao đẳng 91 người (chiếm tỷ lệ 7,20%), trình độ khác137 người (chiếm tỷ lệ 10,85%); bên cạnh đó, có khoảng gần 1.000 nghệ nhân và công nhân lành nghề cùng thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, truyền nghề.

Trung bình mỗi năm có trên 30 lượt cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị; khoảng 150 lượt nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đi thực tế nâng cao năng lực tại doanh nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện cơ bản đầy đủ chính sách đối với cán bộ quản lý như công tác bổ nhiệm, chế độ phụ cấp chức vụ và các chế độ, phụ cấp khác. Các chế độ đối với nhà giáo được thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định về phụ cấp ưu đãi, về tiêu chuẩn giờ giảng, về hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phụ cấp đặc thù theo quy định.

Năm 2023, tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh với sự tham gia của 45 nhà giáo đến từ 18 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kết thúc Hội giảng trao 07 giải nhất, 12 giải nhì, một số giải ba và giải khuyến khích; lựa chọn nhà giáo tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 và đạt 02 giải nhì, 03 giải khuyến khích, qua đó, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo điều kiện cho nhà giáo, học sinh, sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, trau rồi kiến thức, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng đào tạo.

Về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đảm bảo về số lượng, chất lượng theo quy định. Tuy nhiên, tỷ lệ nhà giáo dạy tích hợp thấp (khoảng 50%); một bộ phận nhà giáo hạn chế về kỹ năng nghề, khả năng cập nhật công nghệ mới.

- Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo:

Hiện nay, các cơ sở hoạt động giáo dục hoạt nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, thẩm định hoặc tiếp nhận, áp dụngchương trình đào tạo đối với77 ngành, nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp được cấp phép đào tạo trên địa bàn tỉnh, trong đó có23 chương trình đào tạo nghề trọng điểm (01 nghề cấp độ quốc tế; 02 nghề cấp độ Assean; 20 nghề cấp độ quốc gia).

Quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình được thực hiện cơ bản đảm bảo,năm 2024, có 03 trường cao đẳng đã thực hiện việc tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 100% trường cao đẳng, trung cấp đã sử dụng giáo án điện tử, quản lý hồ sơ, sổ sách bằng phần mềm điện tử, có Website riêng để giới thiệu và thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 trường cao đẳng xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành, nghề trình độ cao đẳng, trung cấp theo đặt hàng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để ban hành sử dụng chung trong toàn quốc (Trường Cao đẳngCơ điện và Thủy lợi với nghề Điều khiển tàu cuốc, Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên với nghề Công nghệ may).

Phương pháp dạy và học của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay nghề; đa dạng hóa các phương thức và chương trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; công khai chuẩn đầu ra trong cả nước.

Công tác đánh giá kết quả học tập của người học được đổi mới, chuyển dịch từ đánh giá hoàn thành từng môn học sang đánh giá tích hợp kiến thức với kỹ năng, kết hợp đánh giá thực tế tại các doanh nghiệp, xưởng sản xuất; phối hợp với các đơn vị, tổ chức ngoài trường cùng đánh giá.

d) Về thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 26/4/2022 về việc chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Giai đoạn 2021-2024, 100% các Trường cao đẳng, Trường trung cấp trên địa bàn tỉnh đều đã trang bị nâng cấp hạ tầng số và thực hiện không gian số, áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo như: Số hóa hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ đào tạo, sử dụng giáo án điện tử, các phần mềm quản lý điều hành, xây dựng trang wed của đơn vị để cập nhật trao đổi, giới thiệu thông tin, áp dụng kỹ thuật số trong tuyển sinh và đánh giá chất lượng đào tạo... Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp cũng tích cực thay đổi phương pháp quản lý, triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Đến nay, 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đều được thực hiện trên môi trường số thông qua dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa của tỉnh và tích hợp vào Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Kế hoạch, phấn đấu năm 2025 có 100% Trường cao đẳng, Trường trung cấp và đến năm 2030 có 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện số hóa toàn bộ quá trình tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kết quả học tập, văn bằng… của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi  trường số.

 
BBT Cổng TTĐT Sở

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
21 người đang online