20/06/2011 | lượt xem: 3 HƯỚNG DẪN HỒ SƠ, THỦ TỤC THỰC HIỆN TRỢ CẤP XÃ HỘI HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH, về việc quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội (TCXH) hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi (NCT) vào cơ sở bảo trợ xã hội. HỒ SƠ, THỦ TỤC THỰC HIỆN TRỢ CẤP XÃ HỘI HẰNG THÁNG VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG Điều 1. Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng 1. Tờ khai thông tin của người cao tuổi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu. 3. Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã. 4. Bản sao Quyết định của cơ sở bảo trợ xã hội về việc chuyển người cao tuổi về gia đình hoặc nhà xã hội đối với trường hợp người cao tuổi sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được chuyển về địa phương. Điều 2. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng 1. Để được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai thông tin của người cao tuổi và có bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã). 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Tờ khai thông tin của người cao tuổi, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ của người cao tuổi và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong địa bàn xã. Thời gian niêm yết là 03 ngày làm việc, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. Điều 3. Thủ tục quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng 1. Khi người cao tuổi có thay đổi về hoàn cảnh dẫn đến thay đổi mức trợ cấp hằng tháng, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. Điều 4. Thủ tục quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi bị chết hoặc không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Luật người cao tuổi. 2. Thủ tục quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với trường hợp người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng bị chết thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. 3. Thủ tục quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với trường hợp không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thực hiện như sau: a) Định kỳ hằng tháng Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm rà soát danh sách người cao tuổi đang nhận trợ cấp và nếu có trường hợp không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì xác minh, thẩm tra, kết luận và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định. b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. 4. Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng của người cao tuổi từ tháng sau tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------------------ TỜ KHAI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Phần I CÁ NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI VÀ GIA ĐÌNH 1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):………………………………………………………….......... 2. Sinh ngày………………….tháng………………….năm……………………..................... 3. Gới tính:………………………………………………………………………...................... 4. Nơi đăng ký thường trú hiện nay:……………………………………………....... 5. Nơi sinh:………………………………………………………………………………......... 6. Đang hưởng chế độ nào sau đây: Loại hình Mức/tháng(1000đ) 6.1. Đang hưởng lương hưu hằng tháng 6.2. Trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng 6.3. Trợ cấp ưu đã người có công hằng tháng 6.4. Trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng 6.5. Các khoản trợ cấp, phụ cấp hằng tháng khác 7. Thuộc hộ gia đình nghèo hay không nghèo:…………………………………..................... 8. Quá trình hoạt động của bản thân: Từ tháng/năm đến tháng/năm Làm gì Ở đâu 9. Họ và tên vợ(chồng) và người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Ghi rõ họ và tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp, sức khỏe, điều kiện kinh tế của từng người): ………………………………………………………………………………………… 10. Các loại giấy tờ kèm theo Tờ khai này(nếu có, ghi cụ thể): ……………………………………………………………………………………........ Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai man tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Ngày…tháng…năm20… (Người khai ký, ghi rõ họ tên) Phần II KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI CẤP XÃ Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã/phường thị trấn:……………………………đã Xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của………………………………và họp ngày….tháng.... năm.…. thống nhất kết luận về thông tin của Ông(bà) khai như sau: 1.Về kê khai thông tin của người cao tuổi: (đầy, đủ, chính xác, còn thiếu, giấy tờ bổ sung…):…………………………………………………………………………................................................................... 2. Kết luận Ông(bà).....thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi là người………………………………… Xác nhận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã Ngày…tháng…năm 20… Xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Hỏi: Hiện nay, việc trợ giúp, trợ cấp cho người cao tuổi được căn cứ vào những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước? Trả lời: Trợ cấp, trợ giúp xã hội cho người cao tuổi hiện nay được qui định cụ thể tại Luật Người cao tuổi được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH qui định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội. Hỏi: Những người cao tuổi như thế nào thì được Nhà nước trợ giúp, trợ cấp? Mức trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng là bao nhiêu? Trà lời: Điều 17 Luật Người cao tuổi qui định đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội bao gồm: 1. Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng như người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng. 2. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp qui định tại khoản 1 điều này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng. Mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất đối với người cao tuổi qui định tại Điều 17 Luật người cao tuổi sống tạ cộng đồng do UBND xã, phường, thị trấn quản lý như sau: a. Mức 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0) đối với người cao tuổi từ đử 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng. b. Mức 270.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,5) đối với Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuocj hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng. NCT từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định như trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng cũng được hưởng trợ cấp 180.000 đồng/người/tháng. Hỏi: Những người cao tuổi thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng, ngoài được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng còn được hưởng chính sách, chế độ gì nữa? Trả lời: - Tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 13 qui định: Các đối tượng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67 thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo qui định tại Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 06 qui định: Mức hỗ trợ chi phí mai táng khi người cao tuổi chết qui định tại Điều 18, Điều 19 Luật Người cao tuổi là 3.000.000 đồng. Hỏi: Người cao tuổi như thế nào thì được xem xét tiếp nhận vào nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý hoặc cơ sở bảo trợ xã hội? Mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý là bao nhiêu? Trả lời: - Tại Điều 5 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP qui định: Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ qui định cho từng thời kỳ) thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng. - Mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý được qui định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là hệ số 2,0 tương đương 360.000 đồng/người/tháng. Hỏi: Những người cao tuổi thuộc đối tượng được xem xét tiếp nhận vào nhà xã hội tại cộng đồng, ngoài được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng còn được hưởng chính sách, chế độ nào nữa không? Trả lời: - Tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP qui định: Các đối tượng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo qui định tại Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP qui định: Khi chết được hỗ trợ mai táng phí mức 3.000.000 đồng. Đối với trường hợp đối tượng thuộc diện được hỗ trợ các mức mai táng phí khác nhau thì chỉ được hỗ trợ một mức mai táng phí cao nhất. - Tại khoản 7 nghị định số 13/2010/NĐ-CP qui định: Được trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 250.000 đồng/người/năm; Tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP qui định: được trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng để phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày. Hỏi: Người cao tuổi lang thang xin ăn trong thời gian tập trung đưa về nơi cư trú được hưởng chế độ gì? Trả lời: Tại khoản 8 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP qui định: Người cao tuổi lang thang xin ăn trong thời gian tập trung đưa về nơi cư trú được hưởng chế độ trợ giúp đột xuất với mức là: 15.000đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 90 ngày và mực trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Hỏi: Tôi năm nay 82 tuổi, hiện đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Tôi có được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng là người trên 80 tuổi không? Trả lời: Điều 17 Luật Người cao tuổi qui định người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Hiện ông đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) thì không thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng là người cao tuổi trên 80 tuổi. Hỏi: Thời gian và cơ quan giải quyết trợ cấp xã hội hằng thnags cho các cụ từ đủ 80 tuổi đến 84 tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo qui định của Luật Người cao tuổi ? Trả lời: Theo qui định tại Luật Người cao tuổi, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Thời gian thực hiện từ ngày 01/01/2011. Đối với các cụ từ 85 tuổi trở lên thì vẫn thực hiện theo qui định hiện hành. Việc tổ chức thực hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn để các cụ làm thủ tục và hồ sơ đề nghị trợ cấp theo qui định hiện hành. chức thực hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn để các cụ làm thủ tục và hồ sơ đề nghị trợ cấp theo qui định hiện hành. Hỏi: Để được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng người cao tuổi phải chuẩn bị những giấy tờ và hồ sơ như thế nào? Trả lời: Điều 1 Thông tư số 17 qui định hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng bao gồm: 1.Tờ khai thông tin của người cao tuổi có xác nhận của UBND cấp xã theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu. 3.Biên bản của hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã. 4. Bản sao Quyết định của cơ sở bảo trợ xã hội về việc chuyển người cao tuổi về gia đình hoặc nhà xã hội đối với trường hợp người cao tuổi sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được chuyển về địa phương. Hỏi: Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi? Trả lời: Điều 2 Thông tư số 17 qui định thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi như sau: 1. Để được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai thông tin của người cao tuổi và có bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã). 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Tờ khai thông tin của người cao tuổi, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ của người cao tuổi và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong địa bàn xã. Thời gian niêm yết là 03 ngày làm việc, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
Tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Quy định về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Thông cáo báo chí Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành trong tháng 10 năm 2023
Thông cáo báo chí Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành trong tháng 7 năm 2023
Thông tư số 06/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/6/2023 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng